Giá vật liệu xây dựng tăng không phanh
Fri, 21/05/2021 - 06:42
Song song với tình hình dịch bệnh Covid - 19 đang bùng phát lại, giá vật liệu xây dựng hơn một tháng qua cũng đang tăng cao, chưa có dấu hiệu dừng lại. Điều này ảnh hưởng lớn tới hàng loạt nhà thầu cũng như chủ đầu tư. Hàng loạt dự án bị giãn tiến độ thi công, lỗ vốn trong việc đền bù vì chênh lệch giá. Cụ thể ra sao? Hãy cùng đọc ngay bài viết dưới đây.
Giá vật liệu xây dựng thép tăng cao kỷ lục
Trong quý I/2021, giá vật liệu tăng phi mã, đặc biệt là sự tăng giá sắt thép là một vấn đề quan ngại cho tất cả nhà thầu. Vấn đề này vẫn đang tiếp tục diễn ra trong quý II/2021.
Cụ thể, nhiều doanh nghiệp sản xuất giá thép bán ra đã tăng hơn 1 triệu đồng/tấn, các đơn vị cũng điều chỉnh giá tăng lên đến 6 lần chỉ trong vòng 10 ngày, thậm chí 2 ngày, nhiều đại lý còn tăng giá một lần. Trong nước, các thương hiệu cũng liên tục tăng giá thép lên 30-40% so với quý cuối năm 2021. Điều này đang gây áp lực rất lớn lên ngành xây dựng.
Đơn cử, sắt cuộn có giá 11.500 đồng/kg vào thời điểm trước tháng 7/2020, nhưng đến (cuối tháng 4/2021) giá đã lên trên dưới 16.000/kg, tăng 4.500/kg. Vào thời điểm này, một số đơn vị chuyên bán thép cũng báo giá theo tuần. Điển hình, thép Hòa Phát được xuất tại kho ở Hải Dương giá 16.800 đồng/kg (thép cuộn D6, D8 và thép cây thanh vằn D14, D32 - L11,7m); thép cây thanh vằn D10 - L11,7 có giá 17.100 đồng/kg, loại phi 22 được báo 280.000 đồng/cây, hiện nay lên 463.000 đồng/cây, tăng 65% so với tháng 6/2020. Còn Thép Việt Nhật phi 22 giá 489.000 đồng/cây, cao hơn 96.000 đồng, tăng khoảng 24% so với tháng 6/2020.
Các đại lý cho hay, giá thép được dự báo sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới (Đây là những nhận định vào thời điểm tháng 04/2021). Không nằm ngoài dự đoán này, ngày 19/5, các thương hiệu thép lớn trong nước đồng loạt thông báo điều chỉnh tăng, giá thép dao động từ 17.360 đồng/kg - 18.270 đồng/kg.
Tình trạng giá thép tăng như trên được Tổng cục Thống kê là chỉ ra với những nguyên nhân sau:
- Do giá các nguyên liệu đầu vào như quặng sắt, phế liệu, phôi thép và chi phí vận chuyển tăng làm giá sản xuất sản phẩm sắt, thép tăng.
- Nguồn cung sắt, thép toàn cầu giảm do Trung Quốc thực hiện chính sách kiểm soát sản lượng tại khu vực Đường Sơn kết hợp với kiểm soát ô nhiễm môi trường tại các thành phố sản xuất quặng sắt.
- Tại Việt Nam, dịch Covid-19 được kiểm soát tốt, sản xuất phục hồi, hoạt động xây dựng khởi sắc. Các đơn vị sản xuất, kinh doanh tăng cường nhập khẩu nguyên liệu đầu vào sản xuất sản phẩm sắt, thép, các công trình xây dựng gấp rút triển khai, đồng thời tăng cường mua sản phẩm sắt, thép đề phòng giá tăng ảnh hưởng đến chi phí xây dựng công trình, …
Giá thép tăng không ngừng
Vật liệu xây dựng cát, xi măng, gạch, ... cũng đồng loạt tăng
Không chỉ có giá thép tăng mà xi măng, cát, gạch, các vật liệu xây dựng khác cũng đồng loạt tăng. Từ tháng 4/2021, nhiều doanh nghiệp sản xuất xi măng đã điều chỉnh giá sản phẩm bán ra, cụ thể giá xi măng đang tăng với mức 30.000 đồng - 40.000 đồng/tấn trở lên.
Vào thời điểm cuối tháng 4/2021, giá cát vàng dùng để xây dựng hiện có giá 1,7 triệu đồng/xe 4,4m3 (tăng 500.000 đồng/xe cát) so với năm ngoái. Nhiều công trình xây dựng đặt mua lượng cát lớn phải chờ cả tháng mới có hàng, giá lúc giao hàng luôn cao hơn giá bán, nhưng doanh nghiệp đành chịu vì có những lý do “bất khả kháng” do biến động thị trường.
Trong khi đó, đá xây dựng hiện cũng đã tăng gấp 3 lần cùng kỳ năm ngoái (lên 1,5 triệu đồng/xe 4,4 m3). Gạch ống loại thường được sản xuất thủ công hiện có giá bán 1.000 đồng/viên (tăng 100 đồng), gạch tốt 1.150 đồng/viên.
Nguyên nhân của sự tăng giá này có thể là do:
- Tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, nhiều nhà máy đã phải đóng cửa.
- Khâu logistics gặp nhiều khó khăn gây gián đoạn việc vận chuyển nguồn nguyên liệu. Do đó, các doanh nghiệp không thể tăng sản xuất vật liệu.
- Những nguồn cung khác như xăng, dầu, bao bì, đóng gói, … cũng là nguyên nhân làm các vật liệu xây dựng trên tăng.
Giá vật liệu khác như: gạch, xi măng, cát, ... cũng tăng không thua kém thép
Với những tình trạng trên, nhà thầu và chủ đầu tư gặp không ít khó khăn, ảnh hưởng tới lợi nhuận của hai bên. Đối với những chủ đầu tư đã ký hợp đồng với nhà thầu, việc điều chỉnh giá là rất khó. Điều này ảnh hưởng tới mức giá cũng như tiến độ hoàn thành của từng dự án. Các nhà thầu méo mặt vì chi phí xây dựng tăng mạnh làm giảm lợi nhuận thu về.
Trong khi đó, các chủ đầu tư cũng đã ký hợp đồng với những khách hàng, nhà đầu tư của mình về giá cả cũng như tiến độ thanh toán. Do đó, việc điều chỉnh giá là không thể, còn vấn đề tiến độ bàn giao nhà thì khó thương lượng. Với những nhà đầu tư đã có nhiều kinh nghiệm và biết cảm thông, chủ đầu tư sẽ phần nào giảm bớt gánh nặng. Tuy nhiên, đối với những nhà đầu tư mới bước chân vào lĩnh vực này thì sẽ cảm giác lo sợ, hối thúc chủ đầu tư hoàn thành dự án và bàn giao đúng thời hạn. Điều này gây nên khó khăn lớn với chủ đầu tư khi phải làm việc với chủ thầu để có phương án phù hợp.
Trong bối cảnh đó, hiện nay, đối với các hợp đồng đang đàm phán, các chủ thầu cố gắng thương lượng với chủ đầu tư theo hình thức trượt giá để hạn chế rủi ro. Nhà nước cũng đã và đang vào cuộc để điều chỉnh những chính sách thuế, cân đối cung cầu giảm tải áp lực giá cả cho thị trường và những rủi ro của giới nhà thầu xây dựng. Tin chắc rằng, với sự can thiệp Nhà nước, dịch bệnh được khắc phục thì thị trường sẽ đi vào bình ổn.
- TÌM HIỂU VỀ BẤT ĐỘNG SẢN NGHỈ DƯỠNG VŨNG TÀU – LỢI ÍCH VÀ RỦI RO KHI ĐẦU TƯ
- Đất Đai Chững Nhà Phố Rap Ranh Thành Phố Hồ Chí Minh Lại Được Quan Tâm
- Đâu Là Điểm Sáng Đầu Tư Mới Trên Thị Trường Bất Động Sản
- 7 Yếu Tố Nhà Đầu Tư Cần Biết Khi Đầu Tư Biệt Thự Biển Nghỉ Dưỡng
- Khám Phá Biển Phước Hải - Trải Nghiệm Cảm Giác Bình Yên
- Biệt Thự Nghỉ Dưỡng Là Gì? Có Nên Đầu Tư Hay Không?
- KAPPELLAND CHÚC MỪNG NĂM MỚI 2022
- Tiềm năng và cơ hội phát triển của du lịch Phước Hải