Có nên cho người nước ngoài sở hữu bất động sản nghỉ dưỡng tại Việt Nam không?

Mon, 26/04/2021 - 10:43

Ngày nay thị trường bất động sản nghỉ dưỡng Việt Nam đã và đang khẳng định mình trên thị trường không chỉ trong nước mà nước ngoài cũng rất quan tâm kênh đầu tư này tại Việt Nam. Vì vậy nguồn vốn từ người nước ngoài đang có ý định đổ vốn vào loại hình này rất nhiều. Vậy pháp lý Việt Nam đã có những quy định gì về quyền sở hữu bất động sản dành cho người nước ngoài? Người nước ngoài có quyền được kinh doanh, sở hữu bất động sản nghỉ dưỡng tại Việt Nam hay không? Hãy cùng đọc bài viết sau.

Quy định Pháp Luật về việc người nước ngoài sở hữu bất động sản nghỉ dưỡng tại Việt Nam 

Theo quy định pháp luật Việt Nam hiện hành thì người nước ngoài mới chỉ được mua và sở hữu nhà ở (quy định trong Luật nhà ở và Luật kinh doanh BĐS). Cụ thể, cá nhân, tổ chức nước ngoài chỉ được sở hữu không vượt quá 30% tổng số lượng căn hộ tại tòa nhà chung cư, không quá 10% hoặc 250 căn nhà thấp tầng tại dự án nhà ở. Cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà tối đa 50 năm và được phép gia hạn không quá 50 năm, thông qua các hình thức mua, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế từ chủ đầu tư dự án hoặc tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sở hữu bất động sản trong dự án đầu tư xây dựng bất động sản tại đặc khu, trừ khu vực bảo đảm quốc phòng, an ninh theo quy hoạch đặc khu. Còn loại hình bất động sản nghỉ dưỡng thì chưa có quy định nào tại 2 luật trên.

Vì thế, Bộ Xây dựng cho biết, đang nghiên cứu, kiến nghị trình Thủ tướng sửa đổi Luật nhà ở, Luật kinh doanh BĐS theo hướng tăng tỷ lệ sở hữu nhà ở người nước ngoài và các tổ chức nước ngoài trong mỗi tòa chung cư. Đồng thời, kiến nghị cho phép tổ chức, cá nhân nước ngoài được mua và sở hữu các BĐS du lịch tại Việt Nam mua và sở hữu các BĐS du lịch tại Việt Nam. 

bất động sản nghỉ dưỡng

Cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà tối đa 50 năm và được phép gia hạn không quá 50 năm

Đề xuất cho phép người nước ngoài sở hữu bất động sản du lịch tại Việt Nam 

Số liệu của Bộ Xây dựng cho biết cả nước hiện có 30.000 cơ sở lưu trú du lịch. Trong đó, có 48 dự án bất động sản nghỉ dưỡng đang triển khai xây dựng, với 18.549 căn hộ du lịch và 3.359 biệt thự du lịch đang triển khai xây dựng, chủ yếu ở các vùng ven biển. Tuy nhiên, trong những tháng đầu năm nay, thị trường bất động sản cả nước chịu ảnh hưởng nặng nề bởi dịch COVID-19, giao dịch giảm mạnh so với cùng kỳ năm trước. Tồn kho bất động sản tăng mạnh. Chính vì vậy nhận được đầu tư người nước ngoài kỳ vọng sẽ giải tỏa sự bế tắc này trên thị trường. Hơn nữa việc người nước ngoài tham gia vào thị trường BĐS chỉ là những nhà đầu tư thứ cấp nên thu hút nguồn vốn này cũng là cách để hoàn thiện hạ tầng cho ngành du lịch. 

Ông Đào Trung Chính - phó tổng cục trưởng Tổng cục Đất đai - cũng cho rằng nên ủng hộ đề xuất bán bất động sản nghỉ dưỡng, trong đó có condotel và biệt thự nghỉ dưỡng cho người nước ngoài, trừ những khu vực trọng yếu về quốc phòng an ninh. Còn lại nên khuyến khích doanh nghiệp mua bán, chuyển nhượng bất động sản nghỉ dưỡng để nâng cao hiệu quả khai thác đất đai. Hiện nay Luật đất đai cũng quy định người nước ngoài được thuê đất đến 50 năm, trong trường hợp có nhu cầu sẽ được gia hạn thêm. 

Bên cạnh đó, việc tăng tỷ lệ nhà ở bán cho người nước ngoài tại một dự án cũng không có gì phức tạp nếu chúng ta đủ khả năng quản lý. Chúng ta khuyến khích người nước ngoài đầu tư vào Việt Nam thì cũng phải khuyến khích họ kinh doanh, kể cả kinh doanh chỗ ở. Tuy nhiên, việc nới quy định mua nhà ở, mua bất động sản nghỉ dưỡng với người nước ngoài cần có đánh giá tổng thể nhu cầu thực tế của người nước ngoài tại Việt Nam để nới với tỉ lệ phù hợp.

Lợi ích cho thị trường bất động sản nghỉ dưỡng khi có sự sở hữu người nước ngoài 

Việc cho người nước ngoài mua BĐS du lịch Việt Nam sẽ giúp tăng thêm chi tiêu tiêu dùng, dòng tiền ngoại hối đổ về các lĩnh vực kinh tế khác như du lịch, dịch vụ, tài chính cũng tốt theo. Xét về mặt địa lý, Việt Nam có thế mạnh đường bờ biển dài 2500km. Dọc 63 tỉnh thành của nước ta có hơn một nửa trong đó gắn liền với biển, tiềm năng du lịch, cho thuê, nghỉ dưỡng rất lớn và cần được khai thác triệt để. Chính vì vậy mà việc bán BĐS cho nhà đầu tư nước ngoài cũng là một hình thức xuất khẩu BĐS tại chỗ bởi việc người nước ngoài sở hữu căn hộ du lịch hay căn nhà tại Việt Nam thì tài sản vẫn nằm ở Việt Nam. 

Bên cạnh đó việc khuyến khích người nước ngoài đầu tư vào BĐS du lịch sẽ giúp phát triển và đồng bộ của bản thân ngành du lịch tại Việt Nam, tạo ra môi trường đầu tư thông thoáng, từ đó thu hút không chỉ bất động sản nhà ở mà còn là nguồn đầu tư nước ngoài vào các loại hình dịch vụ, kinh doanh, sản xuất, …

bất động sản nghỉ dưỡng

Cho người nước ngoài sở hữu bất động sản nghỉ dưỡng sẽ thúc đẩy phát triển kinh tế Việt Nam

Những điều cần lưu ý 

Việc cho người nước ngoài sở hữu bất động sản nghỉ dưỡng dù có mang lại lợi nhuận đến bao nhiêu đi chăng nữa khi xem xét thực hiện ta phải đảm đảm bảo yếu tố an ninh quốc phòng, trong việc sắp xếp các dự án này ở những vị trí không gây tác động đến an ninh quốc phòng như gần các căn cứ quân sự, khu vực chính trị … Hiện nay, có tình trạng người nước ngoài "lợi dụng", đứng tên người trong nước mua đất đai tại một số thành phố lớn gây ra nhiều xáo trộn, hệ lụy xã hội trong công tác quản lý vì những loại hình này chưa có khung pháp lý mua bán, chuyển nhượng đất đai cho người nước ngoài.

Chính vì thế, nếu cho phép mua bán, chuyển nhượng bất động sản nghỉ dưỡng cho người nước ngoài cần quản lý chặt trong khâu cấp phép đất đai dự án. Theo quy định của Luật quốc phòng, những dự án liên quan đến quốc phòng an ninh phải có thẩm định của Bộ Quốc phòng, để vừa đảm bảo, xác thực không ảnh hưởng đến chủ quyền của Quốc Gia trong tương lai.  

Cảm ơn bạn đã đánh giá
0 Sao 0 Đánh giá